Fanpage
CẤU TRÚC CỦA MỘT BÀI THI STBJ
Kỳ thi năng lực ngoại ngữ tiếng Nhật STBJ là kỳ thi tổng quan áp dụng dưới hình thức trắc nghiệm điền vào tờ phiếu trả lời với 4 đáp án cho sẵn. 
Trong kỳ thi STBJ, để đánh giá được trình độ và kiến thức cũng như xác định tổng thể năng lực hoạt động kinh doanh thực tế của thí sinh nên nội dung của một đề thi được cấu thành bởi 7 hình thức bài thi, gồm 60 câu như sau:
  
CÁC MẪU BÀI THI NỘI DUNG CỦA BÀI THI STBJ PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA BÀI THI STBJ

Bài thi số 1: Nghe

Kiểm tra năng lực hội thoại (1)

Bài thi số 1 gồm có 8 câu.

 
Nhìn thông tin (tranh/ảnh) và nghe câu hỏi, sau đó lựa chọn “phát ngôn thích hợp nhất với bối cảnh giao tiếp” từ âm thanh nghe được trong CD.

1. Thí sinh nhìn tranh, ảnh minh họa cho bối cảnh giao tiếp trong đề thi. 

2. CD chạy phần câu hỏi và giải thích tình huống. 

3. CD chạy phần phát ngôn. 

4. Thí sinh chọn hồi đáp thích hợp và tô đen vào số tương ứng trong phiếu trả lời.

Bài thi số 2: Nghe

Kiểm tra năng lực nghe - hiểu

Bài thi số 2 gồm có 8 câu. 

 
Lựa chọn câu trả lời thích hợp nhất từ các phương án đã cho, bằng cách nhìn tranh ảnh và nghe một đoạn hội thoại/độc thoại đi kèm cùng câu hỏi.

1. Thí sinh nhìn tranh, ảnh minh họa cho bối cảnh hội thoại trong đề thi. 

2. CD chạy phần giải thích tình huống và câu hỏi. 

3. CD chạy phần hội thoại/độc thoại. 

4. CD chạy 1 lần nữa phần câu hỏi. 

5. CD chạy các đáp án để thí sinh lựa chọn. 

6. Thí sinh chọn đáp án thích hợp nhất và tô đen vào số tương ứng trong phiếu trả lời.

Bài thi số 3: Nghe

Kiểm tra năng lực hội thoại (2)

Bài thi số 3 gồm có 8 câu.

Nhìn thông tin (tranh/ảnh) và nghe câu hỏi kèm theo 4 đoạn hội thoại ngắn, sau đó lựa chọn đoạn hội thoại có phần “phát ngôn thích hợp nhất với bối cảnh giao tiếp” từ âm thanh nghe được trong CD.

1. Thí sinh nhìn tranh, ảnh minh họa cho bối cảnh hội thoại trong đề thi. 

2. CD chạy phần giải thích tình huống hội thoại. 

3. CD chạy 4 đoạn hội thoại. 

4. CD chạy phần câu hỏi. 

5. Thí sinh chọn đoạn hội thoại thích hợp nhất rồi tô đen vào số tương ứng trong phiếu trả lời.

Bài thi số 4: Nghe  

Kiểm tra năng lực nghe - đọc - hiểu (1)

Bài thi số 4 gồm có 8 câu

Nhìn các thông tin bao gồm chữ viết, bảng biểu hay hình vẽ, nghe câu hỏi rồi lựa chọn đáp án thích hợp nhất được biểu thị dưới dạng chữ viết.

 

Từ đó kiểm tra khả năng phán đoán dựa trên sự tổng hợp các thông tin tiếp nhận bằng tai và mắt.

1. Thí sinh nhìn thông tin đọc hiểu gồm chữ viết, bảng biểu, hình ảnh cùng các phương án lựa chọn sẽ được thể hiện trên đề thi. 

2. CD chạy phần giải thích tình huống hội thoại và câu hỏi. 

3. Thí sinh chọn phương án trả lời thích hợp nhất rồi tô đen vào số tương ứng trong phiếu trả lời

Bài thi số 5: Nghe

Kiểm tra năng lực nghe - đọc - hiểu (2)

Bài thi số 5 gồm có 8 câu.

Nhìn các thông tin bao gồm chữ viết, bảng biểu hay hình vẽ, nghe câu hỏi và một đoạn hội thoại/độc thoại đi kèm, rồi lựa chọn đáp án thích hợp nhất được biểu thị dưới dạng chữ viết.

 

Từ đó kiểm tra khả năng phán đoán dựa trên sự tổng hợp các thông tin tiếp nhận bằng tai và mắt

1. Thí sinh nhìn thông tin đọc hiểu gồm chữ viết, bảng biểu, hình ảnh cùng các phương án lựa chọn sẽ được thể hiện trên đề thi. 

2. CD chạy phần giải thích tình huống hội thoại và câu hỏi. 

3. CD chạy đoạn hội thoại/độc thoại. 

4. CD chạy 1 lần nữa câu hỏi. 

5. Thí sinh chọn phương án trả lời thích hợp nhất rồi tô đen vào số tương ứng trong phiếu trả lời

Bài thi số 6: Đọc - Hiểu

Kiểm tra năng lực đọc hiểu

Bài thi số 6 gồm có 8 câu

Nhìn các thông tin đọc hiểu dưới dạng các loại văn bản thương mại, từ đó đọc và nắm bắt thông tin quan trọng phù hợp với yêu cầu được đưa ra, rồi lựa chọn đáp án thích hợp nhất được biểu thị dưới dạng chữ viết. 


Có thể được gọi là dạng bài “đọc và tìm kiếm thông tin quan trọng”.

1. Thí sinh nhìn thông tin đọc hiểu gồm yêu cầu, đoạn thông tin cho sẵn, các đáp án. 

2. Thí sinh đọc đề và chọn phương án trả lời thích hợp nhất rồi tô đen vào số tương ứng trong phiếu trả lời.

Bài thi số 7: Từ vựng

Kiểm tra kiến thức từ vựng

Bài thi số 7 gồm có 12 câu.

Sử dụng phương pháp lựa chọn cụm từ, hoặc cách diễn đạt thích hợp nhất ứng với phần để trống (gạch ngang) trong câu văn, hoặc phương pháp hoàn thành câu bằng cách lựa chọn ra cách diễn đạt để liên kết câu văn ở trước với câu văn ở sau. 

Có thể được gọi là dạng bài “điền từ vào chỗ trống/hoàn thành câu”.
Thí sinh đọc đề và chọn phương án trả lời thích hợp nhất điền vào chỗ trống rồi tô đen vào số tương ứng trong phiếu trả lời.

Để tìm hiểu về nội dung cụ thể của từng bài thi, các bạn tham khảo tại phần Đề thi mẫu tại đây: http://stbj.vn/bv/de-thi-mau-92
 

024.3868.1777