Fanpage

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CỦA KỲ THI STBJ

Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Thương mại Tiêu chuẩn đánh giá theo 6 tiêu chuẩn sau:
♦ Năng lực sử dụng tiếng Nhật trong các công ty Nhật Bản. 
♦ Kỹ năng thực tế tiếng Nhật của các cấp độ sẽ đáp ứng được yêu cầu trong công việc.
Bạn có khả năng hiểu các chỉ thị từ cấp trên, có thể truyền đạt nhiệm vụ được giao bằng cách sử dụng tiếng Nhật. Trong trường hợp cần thiết để thực hiện các hoạt động của mình, bạn có thể đặt câu hỏi với cấp trên, đồng nghiệp hoặc bày tỏ ý kiến. Bạn cũng có thể hiểu được cách cư xử và kiến ​​thức kinh doanh đi kèm nhằm đáp ứng được các yêu cầu của cấp trên hoặc người khác mà không cảm thấy khó chịu trong khi làm việc với người Nhật Bản. Những kỹ năng như đàm phán khéo léo, thương lượng, kiến ​​thức kinh doanh, hay kỹ thuật chiến lược là không cần thiết.
♦ Năng lực làm việc trong các công ty nước ngoài có mối quan hệ hợp tác với công ty Nhật Bản. 
♦ Khả năng thực tế tiếng Nhật có thể đạt được như chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, đàm phán văn phòng và liên lạc công việc nói chung.
Bạn có kiến thức, năng lực ngôn ngữ để có thể nói chuyện và ứng xử hợp lý trong các công ty thương mại của Nhật Bản. Sử dụng các biểu đạt thích hợp với những người ngoài công ty, có năng lực truyền đạt những yêu cầu cần thiết bằng phương pháp thích hợp và hiểu nội dung chính mang tính ngụ ý của đối phương. Tương tự như các phần trước, kiến ​​thức và kỹ năng đàm phán khéo léo chưa được phát huy.
♦ Năng lực tham gia vào các nghiệp vụ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng là người Nhật Bản. 
♦ Kỹ năng thực tiễn tiếng Nhật, bao gồm cả kiến thức cho các nghiệp vụ đối với người Nhật Bản và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chung liên quan đến dịch vụ.
Bạn không chỉ có kiến ​​thức bao gồm cách ứng xử, năng lực tiếng Nhật mà còn có khả năng đối đáp phù hợp với các đối tượng như người Nhật trong công ty liên doanh, nhân viên công ty trong công việc dịch vụ của công ty Nhật Bản.  Hơn nữa, Bạn sẽ phát huy các hành động phù hợp mang tính xã hội và hiểu nhanh cách nói chuyện lịch sự của khách, có khả năng sử dụng các biểu đạt phù hợp và giao tiếp hiệu quả.

Tiêu chí đánh giá cấp độ STBJ

Kỳ thi STBJ chia thành 5 cấp độ dưới đây:

  Mức độ tương quan với bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật của JLPT

 

Giải thích các cấp độ STBJ

Kỳ thi STBJ chia ra 5 cấp độ theo các tiêu chí sau:
  Cấp độ BJ1 < Cấp độ có khả năng nghiệp vụ tiếng Nhật trong doanh nghiệp >
♦ Sự hiểu biết mong muốn liên quan đến chức vụ của bản thân có thể thực hiện mà không có trở ngại.
♦ Trong công việc hằng ngày, có thể hiểu đầy đủ các chỉ thị, nhờ vả, yêu cầu chung.
♦ Trong công việc hằng ngày, có thể truyền đạt mong muốn, quan điểm của bản thân.
♦ Có thể phân biệt các cách sử dụng của cách diễn đạt kính ngữ tương ứng với các trường hợp.
♦ Có thể hiểu nội dung của các văn bản thương mại, văn bản mệnh lệnh và chỉ thị ở nơi làm việc.
 → Cấp độ có khả năng nghiệp vụ ở một số vị trí yêu cầu tiếng Nhật.

  Cấp độ BJ2 < Cấp độ có khả năng nghiệp vụ tiếng Nhật tương đối trong công ty Nhật >
♦ Ít nhiều sẽ có sự chính xác nhưng cũng đã có sự hiểu biết mong muốn liên quan đến chức vụ của bản thân.
♦ Trong công việc hằng ngày, có thể hiểu được các chỉ thị, nhờ vả, yêu cầu.
♦ Dù có không tự nhiên trong ngữ pháp và từ thì vẫn có thể truyền đạt ý diễn đạt của bản thân.
♦ Có thể sử dụng chính xác Biểu đạt kính ngữ.
♦ Cũng có lúc không hiểu mệnh lệnh, chỉ thị nơi làm.
→ Cấp độ có khả năng nghiệp vụ ở một trình độ nhất định tại một số vị trí yêu cầu tiếng Nhật.

  Cấp độ BJ3<Mức độ nghiệp vụ khó đáp ứng được yêu cầu công việc trong công ty Nhật> 
♦ Dù có hiểu rõ những ý tưởng liên quan đến công việc của bản thân nhưng vẫn phát sinh vấn đề.
♦ Cũng có thiếu sót của khả năng nghe hiểu trong công việc hằng ngày.
♦ Cũng có những ý nghía không rõ ràng trong phát ngôn.
♦ Có ý thức sử dụng biểu đạt tôn kính nhưng vẫn mắc lỗi.
♦ Cũng có lúc không hiểu mệnh lệnh, chỉ thị nơi làm việc.
→ Cấp độ khó đáp ứng được một số vị trí yêu cầu tiếng Nhật.

  Cấp độ BJ4 <Mức độ nghiệp vụ tiếng Nhật để làm việc trong công ty Nhật rất khó>
♦ Hiểu biết liên quan đến công việc của bạn thân khó, thiếu tính tin tưởng của năng lực tiếng Nhật.
♦ Vì thiếu năng lực nghe hiểu trong công việc trong hằng ngày nên cũng có nhiều lỗi.
♦ Khó nói ý tưởng và suy nghĩ của bản thân.
♦ Trong biểu đạt kính ngữ có nhầm lẫn.
♦ Chỉ có thể diễn đạt bằng cách nói quen thuộc.
→ Cấp độ không có khả năng sử dụng tiếng Nhật trong công việc .

  Cấp độ BJ5 <Nghiệp vụ tiếng Nhật không có>
→ Vì thiếu các năng lực nên nhưng người đạt cấp độ này không thể sử dụng tiếng Nhật.
 

Về việc đánh giá kỳ thi:
♦ Trong kỳ thi STBJ, phần thi từ vựng không thể kiểm tra toàn bộ năng lực ngôn ngữ.
♦ Trong các kỳ thi khách quan để đánh giá năng lực của đa số thí sinh thì năng lực phát ngôn, năng lực miêu tả, hình thành văn bản, hội thoại thực tế được thực hiện như trong kỳ thi chủ quan đối với thi sinh là rất khó nên không thể chọn các năng lực đó để đánh giá. Do đó, đánh giá năng lực phát ngôn như thế này sẽ thực hiện giống nhau.
♦ Ví dụ, trong bài thi năng lực phát ngôn của bài thi số 1, những thí sinh có 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án đề bài đưa ra là những thí sinh nghĩ đến những tình huống hội thoại thực tế. Tương tự với năng lực miêu tả, những thi sinh chọn đáp án đúng là những thí sinh không chỉ có khả năng đọc mà còn có khả năng phán đoán tốt. Bằng cách này, STBJ nếu không thể đánh giá năng lực trực tiếp thì sẽ sử dụng phương pháp phán đoán theo “giống nhau.”

024.6664.7001