Fanpage

HÌNH THỨC THI CỦA STBJ

Kỳ thi STBJ là kỳ thi tổng quan áp dụng dưới hình thức trắc nghiệm điền vào tờ phiếu trả lời với 4 đáp án cho sẵn.
Trong STBJ, để đánh giá được trình độ và kiến thức cũng nhứ xác định tổng thể năng lực hoạt động kinh doanh thực tế của thí sinh nên nội dung của bài thi được cấu thành bởi 7 hình thức như sau.

          Bài thi số 1:   Kiểm tra năng lực Hội thoại (1)

          Bài thi số 2:   Kiểm tra năng lực nghe  hiểu

          Bài thi số 3:   Kiểm tra năng lực Hội thoại (2)

          Bài thi số 4:   Kiểm tra năng lực Nghe đọc hiểu (1)

          Bài thi số 5:   Kiểm tra năng lực Nghe đọc hiểu (2)

          Bài thi số 6:  Kiểm tra năng lực đọc

          Bài thi số 7:  Kiểm tra năng lực từ vựng


  Bài thi số 1:   Kiểm tra năng lực Hội thoại (1)
► Bài thi số 1 là bài thi lựa chọn nói thích hợp với tình huống từ 4 đáp án được đưa ra theo âm thanh.
Ở bài thi số 1 việc chọn đáp án đúng không có nghĩa chỉ cần đến năng lực nghe hiểu tiếng Nhật mà còn cần năng lực sử dụng ngôn ngữ thích hợp với bối cảnh và tình huống.
Đối tượng đánh giá là kỹ năng giao tiếp thực tiễn bao gồm ba loại sau đây:
♦ "Năng lực nghe hiểu" hiểu một loạt các hội thoại.
♦ "Năng lực ngôn ngữ xã hội học" chọn các hội thoại phù hợp với tình huống.
♦ "Năng lực hội thoại" chọn các hội thoại phù hợp với tình huống và đối tượng.
► Để đánh giá được năng lực hội thoại một cách chính xác và hợp lý nhất ,thông thường chúng ta sẽ tiến hành giao tiếp thực tế và xác nhận năng lực từ việc này. Tuy nhiên, trong  những kỳ thi tiếng Nhật thông thường và số lượng thí sinh lớn thì việc thực hiện điều này không khả quan nên trong bài thi có minh họa 4 ví dụ.  Thí sinh có thể chọn đáp án thích hợp nhất và kết quả chính là tư liệu thích hợp nhất cho việc đánh giá được  khả năng hội thoại chính xác của thí sinh.
► Nếu năng lực tiếng Nhật không thể được đánh giá trực tiếp thì kỳ thi khách quan STBJ sẽ đánh giá được gián tiếp năng lực tiếng Nhật của thí sính.
>> mẫu bài thi số 1

  Bài thi số 2:   Kiểm tra năng lực nghe hiểu
 <3 yếu tố của nghe hiểu>
♦ Khả năng để nghe chính xác giọng nói
♦ Khả năng ngữ pháp hiểu chính xác câu được truyền đạt
♦ Khả năng giải thích một cách chính xác các thông tin được truyền đạt
 
Những khả năng này được thể hiện một cách phức hợp. Năng lực "nghe hiểu" được hình thành cho nên ở bài kiểm tra về "nghe hiểu" các tài liệu liên quan đến tất cả các yếu tố này được tập hợp lại.
>> mẫu bài thi số 2

  Bài thi số 3:   Kiểm tra năng lực Hội thoại (2)
► Bài thi số 3 là bài thi nghe cuộc hội thoại của 4 người rồi chọn câu trả lời thích hợp nhất. Cụ thể là phát ngôn của người thứ nhất đúng với đáp án còn lại câu trả lời của người thứ 2 là sai với đáp án. Bài thi này là một phương pháp chọn ra người thích hợp nhất trong phản ứng của bốn người.
► Việc chọn câu trả lời đúng sẽ dựa vào sự phỏng đoán chính xác. Việc chọn được câu trả lời chính xác không chỉ cần khả năng ngôn ngữ mà còn cần những tri thức xã hội nên kỹ năng này rất có ích trong năng lực giao tiếp thực tế.
>> mẫu bài thi số 3

  Bài thi số 4:   Kiểm tra năng lực Nghe đọc hiểu (1)
Bài thi số 4 là bài thi xác định tổng hợp thông tin như “con chữ” hay “biểu đồ” với thông báo âm thanh rồi trả lời. Dù là kỹ năng giao tiếp hằng ngày nhưng vì là kỹ năng tiếp nhận các thông báo hình ảnh hoặc âm thanh nên bài thi số 4 đánh giá năng lực giao tiếp thực tế. Ở câu trả lời, “năng lực nghe hiểu” thông tin bằng giọng nói là cần thiết nhưng đồng thời khả năng phán đoán sẽ phụ thuộc vào nghe hiểu trong con chữ và biểu đồ hoặc khả năng phân tích.
>>mẫu bài thi số 4

  Bài thi số 5:  Kiểm tra năng lực Nghe đọc hiểu (2)
► Bài thi này là bài thi sau khi nghe cuộc nói chuyện, thí sinh sẽ lựa chọn thông báo con chữ dựa vào những gì đã nghe được.
► Đây cũng là một phương pháp kiểm tra tổng hợp các kỹ năng.  Mục đích là đánh giá năng lực hiểu nội dung hội thoại, hiểu toàn bộ thông báo bằng chữ và năng lực giao tiếp cần thiết trong đời sống thực tế.
► Dù có năng lực nghe hiểu nhưng nếu không thể hiểu những thông báo bằng chữ sau đó thì không thể lựa chọn đáp án đúng. Nếu thiếu năng lực nghe hiểu thì dù có hiểu những thông báo bằng chữ sau đó thì cũng không hiểu đúng nghĩa nên không thể lựa chọn được đáp án đúng. Vì thế việc sử dụng ngôn ngữ trong xã hội được thực hiện tổng hợp bằng nhiều kỹ năng. Việc học để thi kỹ năng này sẽ giúp nuôi dưỡng kỹ năng giao tiếp thực tế.
>> mẫu bài thi số 5

  Bài thi số 6:  Kiểm tra năng lực đọc
► Bài thi số 6 là bài thi chọn câu trả lời được xác định bằng cách đọc thông báo bằng chữ  cũng như biểu đồ hoặc văn bản.
► Mục đích của bài thi này là có thể tìm ra năng lực đọc, năng lực sử dụng ngôn ngữ thực tế. Thứ  không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
► [Chú ý] Các "bối cảnh" sẽ có nghĩa là "tình trạng" và "tình huống văn cảnh” được thực hiện trong giao tiếp.
► Trong trường hợp con người giao tiếp thì sẽ trao đổi những thông tin ngôn ngữ thông thường như cử chỉ, nét mặt và tin hiệu bằng lời nói giữa các bên, nhưng bạn có thể điều chỉnh cách thức thể hiện tùy theo tình trạng của hoàn cảnh xung quanh (hoặc bối cảnh) để làm điều đó cùng một lúc. Tùy từng trường hợp, tùy theo sự thay đổi bối cảnh mà người nói sẽ tỉnh lược biểu hiện ngôn ngữ.
► Vì tiếng Nhật là ngôn ngữ thay đổi cấp độ lịch sự, cách nói tùy bối cảnh, tỉnh lược thể hiện và ngôn ngữ theo bối cảnh nên giao tiếp trong tiếng Nhật thật sự quan tâm lớn đối với bối cảnh này sẽ có rất nhiều thay đổi lớn trong việc thành lập giao tiếp. 
► Người nước ngoài học tiếng Nhật phải hiểu rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và bối cảnh.
>> mẫu bài thi số 6

  Bài thi số 7:  Kiểm tra năng lực từ vựng
Bài thi số 7 không có thông tin âm thanh mà là bài thi hoàn thành câu theo dạng sau:
♦ Đặt từ vựng và cách diễn đạt thích hợp vào chỗ trống
♦ Bài thi hoàn thành liên kết câu trước và câu sau bằng các từ vựng và diễn đạt thích hợp.
Trong bài thi này, những kiến ​​thức sau được đánh giá
♦ Kiến thức về từ vựng
♦ Kiến thức về cách diễn đạt
♦ Kiến thức về ngữ pháp
♦ Kiến thức về xã hội học
Vì năng lực từ vựng và các cách diễn đạt là một trong những nền tảng cơ bản của giao tiếp nên bằng việc đạt điểm cao trong bài thi này cũng sẽ có thể chứng minh được tri thức ngôn ngữ, tri thức tiếng Nhật thương mại, tri thức ngôn ngữ xã hội học.
>> mẫu bài thi số 7

024.6664.7001